#9 Loại chim trĩ phổ biến hiện nay

 Ở bài viết trước chúng ta chỉ đề cập đến 3 loại thông dụng và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, trong bài này chúng ta sẽ đi vào sâu hơn nội dung về các loài chim trĩ hiếm gặp, hiếm có ở Việt Nam.

Chim trĩ có rất nhiều giống khác nhau, chúng phân bố rộng khắp các châu lục, tại các vùng có khí hậu khác nhau, địa thế khác nhau …

Một số giống chim trĩ tuyệt đẹp đang được nhiều nghệ nhân nuôi chim kiểng khắp nơi trên thế giới thích thú chọn nuôi. Đó là các giống chim trĩ sau đây:

Chim trĩ vàng (chim trĩ 7 màu)

Giống chim trĩ vàng (Golden Pheasant): 

có tên khoa học là chrysolophuspictus, từ lâu được nhiều người chọn nuôi làm kiểng vì mình chúng khoác bộ ông nhiều màu sặc sỡ: với mảng màu vàng óng phủ suốt từ đỉnh đầu đến tận gốc đuôi; riêng phần cổ và cánh đan xen nhiều khoang đặc trưng với các sắc lông đen, vàng, tím: còn phần ức và bụng được phủ kín tuyền sắc lông màu đỏ tươi. Đó là chưa nói đến cái đuôi thật dài với nhiều vân đan xen như trăm ngàn ánh sao lấp lánh tuyệt đẹp. 

Trĩ vàng nhờ có bộ lông sặc sỡ nên từ lây đã được đánh giá là giống trĩ đẹp nhất so với các giống trĩ khác ở Á Châu, nên thời nào cũng bán được giá cao và có thị trường tiêu thụ mạnh.

 Trĩ vàng sống tập trung tại các vùng núi thuộc miền Trung và Tây Trung Quốc, ở độ cao 2.500 mét so với mực nước biển. Tất nhiên vùng chúng sinh sống là nơi có nhiều cây bụi, rừng chồi. Thức ăn của chúng ngoài hoang dã chủ yếu là lá cây, chồi non, măng của tre trúc. Chúng cũng ăn côn trùng và nhiều động vật nhỏ …

Giống chim trĩ bạc (Silver Pheasant):

Chim trĩ bạc

Giống chim trĩ bạc (Silver Pheasant): có tên khoa học là lophura nycthemera, cũng được đánh giá là giống chim trĩ đẹp và lạ nên được nhiều người chọn nuôi và nhân giống.

Sở dĩ giống trĩ này được gọi là trĩ bạc vì trọn màu nền của bộ lông toàn thân nó (tất nhiên là trĩ trống) là màu bạc. Bên trên màu nền sang cả đó hằn lên vô số nếp gấp màu xanh đen trông như vảy cá trải rộng từ phần cánh đến lưng và đuôi. Trọn phần mặt của trĩ bạc gồm hai má, tích và móng có màu đỏ tươi trông giống như mặt gà nòi non. Giống trĩ này còn được ưa chuộng nhờ có đuôi dài và bắp đuôi to.

Giống trĩ bạc sống thành bầy đàn nhỏ, thỉnh thoảng ngoài mùa sinh sản người ta cũng thấy chúng sống thành cặp đôi ở vùng rừng núi Đông Nam Á ở độ cao khoảng 600 mét đến hơn 2.000 mét so với mực nước biển. Được biết phạm vi sống của trĩ bạc rất rộng lớn, trải rộng khắp vùng Đông Bắc Đông Dương đến Vịnh Bắc Bộ và các vùng Đông Nam Trung Quốc.

Chim trĩ đồng 

Chim trĩ đồng

Giống trĩ đồng (Copper Pheasant): có tên khoa học là syrmaticus soemmerringii. Giống trĩ này có sắc lông màu đồng hung đỏ, hơi tối, nhưng nhờ có đuôi dài nên cũng đem lại cho người nuôi sự hấp dẫn riêng của nó, vì vậy từ lâu vẫn được nhiều người chọn nuôi.

 Trĩ màu đồng là cư dân thường trú ở các vùng rừng núi thuộc quần đảo Kyushu (Nhật Bản) ở độ cao từ 1.000 đến 1.200 mét so với mực nước biển. Chỗ ở mà giống trĩ này thích nhất là giữa rừng cây bụi, rừng cây thấp và gần các sông suối …

Giống trĩ đỏ: Có tên khoa học là phasianus colchicus, có xuất xứ tại vùng Caspi, về sau được phân bố rộng đến nhiều vùng ở châu  u và cả châu Á. Tại nước ta, trĩ đỏ sống nhiều ở Lạng Sơn, Quảng Ninh và nhiều khu rừng thưa ở miền Bắc. Người ta cũng bắt gặp giống trĩ này ở rừng U Minh Thượng ở miền Nam.

 Chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ

Trĩ đỏ trống có vòng khoen trắng bao quanh cổ. Sắc lông trên mình nhìn óng ánh cực kỳ bắt mắt. Đầu và cổ chim trống có lông màu xanh dương. Phần ngực phủ lông màu đỏ tía, còn vùng hông phủ sắc lông màu vàng. Trĩ đỏ có đuôi khá dài, khoảng nửa mét, có màu vàng lợt, xen kẽ những sọc ngang màu đen.

Nói chung, trĩ đỏ thích sống tại những khu rừng thưa, nhất là dọc bìa rừng có nhiều cây bụi. Những vùng đất chưa khai hoang, chưa canh tác cũng thích hợp với đời sống tự do của chúng.

Trĩ đỏ tỏ ra thích nghi với khí hậu nước ta khắp các vùng miền, nên từ lâu đã được nhiều người chọn nuôi. Đặc biệt khi giống chim này có chiều dài đến 90cm.

Chim trĩ Tây Tạng

Chim trĩ tây tạng (trĩ 7 màu xanh)

Giống trĩ Tây Tạng: có tên khoa học là chrysolophus amherstiae, có bộ lông nhiều màu tuyệt đẹp, được đánh giá là nổi bật hơn cả giống trĩ vàng mà chúng tôi vừa trình bày ở trên.

Nhìn vào cổ của chúng, ta thấy lông hai màu đen trắng đặc trưng xoè ra như rẻ quạt. Các phần còn lại trên thân mình nó có nhiều sắc lông vàng, đỏ, lam và lục ánh kim tuyệt đẹp. Đặc biệt, trĩ Tây Tạng có bộ đuôi dài đến 120cm, đuôi màu trắng có xen kẽ nhiều vạch đen.

 Gọi là trĩ Tây Tạng, nhưng nguồn gốc của giống trĩ này gồm có Tây Tạng, Trung Quốc và miền Bắc Myanmar. Chúng sống ở các vùng núi đá có đô cao từ 2.000 đến 3.600 mét, thức ăn chủ yếu là lá cây, măng và thân tre non, cùng các giống côn trùng, sâu bọ …

Do mang trên mình bột lông nhiều màu sắc tuyệt mỹ lại có vóc dáng kiêu sa nên ngày nay giống trĩ này được nuôi phổ biến khắp thế giới.

Giống trĩ Himalayan Monal: Có tên khoa học là lophophorus impejanus. Giống trĩ này mang trên mình bộ lông cực kỳ sặc sỡ nhìn rất đẹp mắt. Phần đầu và thân phủ lông màu xanh lục ánh kim; quanh cổ có khoang màu hồng lợt pha với sắc lông viền vàng. Đặc biệt hai cánh và phần lưng phủ kín lông màu xanh dương rất nổi bật.

Chim trĩ Himalayan Monal

Trĩ Himalayan Monal

Trĩ Himalayan Monal thân mập, lùn, có đuôi ngắn khoảng 30cm phủ lông màu vàng sẫm. Đặc biệt, trên chỏm đầu của nó có một chùm lông dài màu xanh lục trông như cái mào rất khác lạ so với những giống trĩ khác.

Sự phân bố của giống trĩ này rất rộng lớn, từ Afghanistan xuyên qua các vùng rừng núi phía Nam châu Á, đến Bhutan. Chúng sống ở các khu rừng có độ cao từ 2.600 đến 3.600 mét so với mực nước biển.

Chim trĩ hoàng đế

Chim trĩ hoàng đế (hoàng cung)

Chim Trĩ hoàng cung có tên khoa học là Syrmaticus reevesii hoặc có người gọi là Chim Trĩ Vân Nam vì có xuất xứ từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc có người gọi là chim trĩ hoàng cung, chim trĩ Hoàng đế, là loài đặc hữu của các khu rừng xanh của trung tâm  và phía đông Trung Quốc. 

  • Loài này đã được giới thiệu đến Hawaii, Mỹ, Cộng hòa Séc, Pháp và Vương quốc Anh, nơi đã xây dựng trên nền tảng dân chăn nuôi nhỏ, và vẫn đang phát triển với ở quy mô nhỏ để chụp ảnh, làm du lịch.
  • Chúng là các loài chim dũng cảm, dữ và các cuộc gọi bầy bao gồm một một số âm thanh riêng biệt.
  • Do môi trường sống liên tục bị mất, và săn bắt làm thực phẩm và chùm lông đuôi để sử dùng trang trí, Reeves Pheasant được đánh giá là dễ bị tổn thương vào Danh sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. Người ta cho rằng chỉ có khoảng 2000 con chim còn lại trong tự nhiên, mặc dù loài này là khá phổ biến trong aviculture, khu du lịch.
  • Sở dĩ nguồn gốc của cái tên Reeves là do người ta đã đặt tên theo tên nhà tự nhiên học người Anh phát hiện ra và bảo tồn giống loài này có tên là John .Reeves.

 Chim trĩ trắng

Chim trĩ trắng

Chim  Trĩ Trắng(White Pheasant) thuộc lớp chim (AVES), bộ gà (Galliformes), họ trĩ (Phasianidae). Trĩ Trắng có đuôi dài và nhỏ, chúng có màu sắc tuyệt đẹp và chất lượng lông tuyệt vời.Hiện nay số lượng chim trĩ trắng không nhiều chủ yếu là phục vụ nhu cầu chơi cảnh.

Chúng chủ yếu sống tại các khu vực miền bắc Việt Nam , rừng quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng), khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang), khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa thiên Huế) và phía Đông Nam Trung Quốc.Đây là loài phân bố hẹp lên số lượng rất ít.Một năm chúng cũng có thể cho năng suất từ 80-120 trứng.

Chim Trống trưởng thành có thể nặng tới 1,5 – 2kg , lông đuôi có thể đạt 0,4 – 0,6m ,tùy theo chế độ chăm sóc và mật độ nuôi thả

Chim mái có kích thước nhỏ hơn chim trống ., Chim mái có đuôi ngắn hơn chim trống , trọng lượng bình quân của một chim mái trưởng thành khoảng 0,7 – 1,3kg / con

-----------------------------

Trang trại nuôi chim trĩ 3T

Địa chỉ: 1377 Đoàn Nguyễn Tuấn, Tân Kim, Cần Giuộc, Long An 

https://www.google.com/maps?cid=2640386996521849899

SDT: 090 639 24 56


Nhận xét